Những ngày này, Hà Nội và một số khu vực miền Bắc rơi vào tình trạng mưa phùn, ẩm ướt. Hình thái thời tiết nồm ẩm sau Tết không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Ngày nồm mang đến nỗi ác mộng đến sức khỏe đặc biệt với những gia đình có người già và trẻ nhỏ cần được chú trọng nhiều hơn. Dưới đây là những ảnh hưởng của tiết trời nồm ẩm và cách chủ động phòng chống hiệu quả nhất.

Những bệnh thường gặp vào mùa nồm

Thời tiết trong mùa nồm ẩm thường không cố định, sáng sớm thường hay có mưa phùn, đến buổi trưa sẽ dừng mưa nhưng chiều tối lại có thể chuyển lạnh. Kiểu một ngày có 3 dạng thời tiết rất dễ khiến mọi người nhiễm bệnh, nhất là trẻ em và người già.


Độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước trong nhà, nhất là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển mạnh, gây các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi, hen suyễn... ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người có bệnh nền là những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, vi rút kém, do đó, dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm.*

Nhiệt độ thay đổi thất thường là khoảng thời gian lý tưởng để virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu lan rộng. Các nốt thủy đậu thường nghiêm trọng hơn sởi do phát triển từ những nốt nhỏ, tròn thành bọng nước. Nếu chữa sai cách hoặc áp dụng các cách chữa chưa kiểm chứng sẽ biến chứng nhanh và để lại sẹo trên da.*

Tại bệnh viện Nhi Trung ương, những ngày qua, số bệnh nhân nhập viện gia tăng. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 3.500 - 4.500 bệnh nhi/ngày. Ngoài những bệnh mạn tính, cấp tính do ảnh hưởng của thời tiết nồm, ẩm như hiện nay, nhiều bệnh nhân còn đến khám, điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa và bệnh về da. Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng phát ốm với thời tiết này, nhất là những người có tiền sử viêm xoang, hen xuyễn.

Chủ động phòng bệnh, chăm sóc người già và trẻ nhỏ vào mùa nồm

Các nấm mốc, vi nấm rất phát triển khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp gây bộc phát cơn hen suyễn nếu dị ứng với bụi nhà. Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm. Vì vậy, các phụ huynh cần để ý để lau mồ hôi cho trẻ kịp thời và mặc đồ thoáng mát.


Ho, sốt, chảy nước mũi là triệu chứng chung của nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp trong thời tiết nồm ẩm. Một thói quen khó bỏ của nhiều người là tự chẩn đoán bệnh cho mình rồi tự mua các loại thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh quen dùng để điều trị tại nhà.* Cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này.*

Để bệnh không biến chứng nặng, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở... các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, dúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.**

Thường xuyên tắm rửa cho trẻ là bước quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm, để virus không có cơ hội tấn công bé. Các mẹ cũng nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô để thấm mồ hôi, nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh và luôn sạch sẽ, khô ráo.

Ngày nồm ẩm, các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm không khí hoặc bật điều hòa chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, nên duy trì độ ẩm không khí 40-60%. Cùng với đó, thường xuyên lau sàn nhà bằng khăn khô, hạn chế thảm trải sàn vì dễ bị ẩm mốc, gây kích ứng đường thở và nhiều bệnh khác. Vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về, sau khi đi vệ sinh... Khi trẻ ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang (với trẻ trên 2 tuổi) để phòng bệnh.

> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Trời nồm bật điều hòa chế độ nào

Trẻ tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, cốc chén uống nước, dụng cụ ăn uống. Ngoài ra trẻ cần thường xuyên lau dọn tay nắm cửa, đồ chơi vì đó là nơi vi khuẩn, virus trú ẩn. Khi trẻ cầm nắm vào đồ vật đó, đưa tay lên mắt, nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Cha mẹ nên cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày. Ngoài ra cần lưu ý cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Phòng ngủ của trẻ thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm lý tưởng, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.*

Với trẻ em, cần giữ ấm bụng để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Đừng để quá lạnh hoặc quá nóng ngay cả với người già. Hạn chế để trẻ em và người cao tuổi ra ngoài trời khi thời tiết đang mưa phùn, hay bất chợt lạnh. Cho trẻ đi tất, giày ấm. Nên ngâm rửa chân trẻ với nước ấm và lau khô trước khi đi ngủ để ngừa cảm lạnh. Tuyệt đối không cho trẻ dầm mưa, không đi chân đất, tắm quá lâu hoặc mặc quần áo ẩm ướt khi trời nồm.


Chế độ dinh dưỡng luôn là “chìa khóa” giúp phòng bệnh tật hiệu quả. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong mùa nồm, mẹ cần chú ý một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C,B1, B12, Kẽm... tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung nước mỗi ngày cũng là cách để tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ bị mất nước. Sinh hoạt hàng ngày nên ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya gây mệt mỏi, tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển. Duy trì chế độ tập thể thao hàng ngày.

Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, sử dụng tay để cầm thực phẩm khi ăn. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.

Thời tiết mùa nồm luôn khiến các mẹ băn khoăn trong việc lựa chọn áo quần cho trẻ vì thời tiết lúc này thường “nóng không ra nóng, lạnh không ra lạnh”.* Cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên để xem con có bị lạnh, hay nóng, đổ mồ hôi hay không để lựa chọn trang phục phù hợp.

Tránh cho bé bị muỗi đốt bằng cách mặc áo quần dài tay hoặc dùng thuốc chống muỗi, lắp màn chống muỗi nơi giường ngủ của bé… Với kem chống muỗi, phụ huynh nên tham khảo ý kiến và chỉ định từ bác sĩ. Người già cũng cần phải theo dõi sức khỏe. Những biểu hiện như chân tay mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ liên tục,… cần đưa đến các cơ sở y tế để có những điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết cách phòng chống những ngày nồm khó chịu và bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Xem thêm bài viết khác cùng chủ đề:


Bài viết khác cùng Box :