Cây canh châu là cây gì, mọc ở đâu? Cây canh châu có tên khoa học là Sageretia Theezans, là 1 loài thực vật nằm trong họ cây Táo ta (Rhamnaceae). Loài cây này còn có một vài tên gọi khác bao gồm: tước mai đằng, kim châu, xích chu đằng, chanh châu, sơn minh trà.

Cây canh châu mọc ở đâu? Tại Việt Nam, cây canh châu thường mọc hoang và được trồng quanh nhà tại nhiều gia đình thuộc miền Bắc, miền Trung. Ngoài ra, loài cây này còn phân bố ở khu vực phía Nam Trung Quốc. (bán cao khô canh châu)

Đặc điểm thực vật của cây canh châu là:

Đây là một loài cây nhỏ, cành cây thường có gai ngắn, cứng, cành khi còn non có lông mịn phủ lên.

Lá canh châu phía dưới mọc cách, lá phía trên mọc đối xứng, phiến lá hình trái xoan hoặc hình bầu dục, lá cứng và dài. Mép lá hơi xẻ răng cưa.

Hoa canh châu có màu trắng hơi xanh lục, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Hoa thường mọc thành bông ở ngọn cây hoặc kẽ lá.

Quả canh châu có hình cầu, kích thước nhỏ chỉ khoảng đường kính 4-6mm. Quả khi chín sẽ có màu tím đen hoặc đen nhạt. Bên trong quả có 1-3 hạt màu xám nhạt, nhẵn bóng.

Cây canh châu có quả ăn được nhưng bộ phận dùng làm dược liệu lại là phần lá, cành cây và rễ. Các bộ phận này của câu canh châu có thể thu hái được quanh năm, sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Tuy nhiên theo một số quan niệm dân gian, rễ canh châu nên được thu hoạch vào mùa đông, còn lá và cành là mùa hạ thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Tác dụng của canh châu

Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng cành có lá canh châu để sắc lấy nước cho trẻ con uống để phòng bệnh sởi, thủy đậu, lá tươi được dùng để nấu lấy nước tắm trị ghẻ lở.

Trong đông y, canh châu là dược liệu có vị chua hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng chính là: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Canh châu thường được dùng trong các trường hợp nóng trong, ghẻ lở, ghẻ nước, ngứa da, mụn nhọt, rôm sảy, bệnh sởi… (cao dược liệu)

Khoa học hiện đại chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây canh châu nên những thông tin về loài cây này vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng canh châu không được sử dụng cho người bị đại tiện lỏng và có tỳ vị hư hàn. Trường hợp phụ nữ đang có thai và cho con bú thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cao canh châu, cao khô canh châu

Cao canh châu là sản phẩm được chế biến từ dược liệu canh châu bằng phương pháp nấu cao. Cao khô canh châu là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô canh châu là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô canh châu bao gồm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: canh châu sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu canh châu sẽ được lọc bỏ rồi thu lấy dịch cao.

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao canh châu, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%. (mua cao dược liệu)

Nguyên liệu cao khô canh châu Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô canh châu. Xuất xứ: Việt Nam. Dạng bào chế: bột cao khô. Mô tả: bột mịn đồng nhất. Mùi vị: mùi vị đặc trưng của canh châu. Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp...


Bài viết khác cùng Box :