Tổng quan về cây bạch chỉ: Cây bạch chỉ có tên khoa học là Angelica Dahurica, là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Bạch chỉ trên thế giới phân bố nhiều ở khu vực Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như: an bạch chỉ, hàng bạch chỉ, vân nam ngưu, bách chiểu, chỉ hương, xuyên bạch chỉ…

Các đặc điểm thực vật của cây bạch chỉ bao gồm:

Lá bạch chỉ có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim. Thùy lá có hình trứng dài, mép có răng cưa. Hai mặt lá không lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ. (cao bạch chỉ)

Hoa bạch chỉ mọc thành cụm tán kép ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh hoa bạch chỉ có màu trắng. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 5.

Quả bạch chỉ là loại quả bế đôi dẹt, hình bầu dục, hơi tròn. Cây thường có quả vào tháng 7.

Cây thân thảo sống lâu năm chiều cao khoảng 1m đến 1,5 m, đường kính thân khoảng 2-3cm, bên trong rỗng.

Rễ bạch chỉ phát triển mạnh thành củ dài, có thể phân nhánh.

Bạch chỉ dược liệu

Bộ phận thường được dùng dược liệu trong y học cổ truyền của cây bạch chỉ là rễ. Rễ bạch chỉ thường được thu hoạch vào mùa thu khi lá cây đã úa vàng. Rễ sau khi thu về sẽ được làm sạch, bỏ rễ con, có thể cắt khúc rồi cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi đốt phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài.

Bạch chỉ dược liệu có mùi hơi hắc và vị hơi cay. Bạch chỉ có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc trị bệnh.

Ngoài ra, bạch chỉ dược liệu có thể được nghiền thành bột để dùng trực tiếp hoặc chế biến thành viên hoàn. Bột bạch chỉ có màu trắng mịn hay trắng ngà, mùi thơm hắc, vị đắng, khi nhìn bằng kính hiển vi sẽ thấy:

Mảnh bần màu vàng nâu, vách dày.

Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch điểm.

Mảnh mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột có hình trứng hay hình nhiều cạnh đứng riêng rẽ hay dính vào nhau.

Tác dụng của bạch chỉ dược liệu

Trong y học cổ truyền, bạch chỉ có vị tân, tính ôn, quy kinh vào phế, tỳ, vị. Tác dụng của bạch chỉ là: Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc… chủ trị: cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ớ các bộ phận trong người, cơ thể đau do phong thấp…(bán cao dược liệu)

Các hoạt chất có trong bạch chỉ chủ yếu là tinh dầu và các dẫn chất Curamin bao gồm: Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin.

Một số tác dụng dược lý của bạch chỉ:

Tác dụng giảm đau, chống viêm.

Tác dụng kích thích thần kinh: làm hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng.

Tác dụng kháng khuẩn: với các loại vi khuẩn Shigella, Salmonella, các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococcus Hemolyticus), tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococcus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi.

Cao bạch chỉ, cao khô bạch chỉ là gì?

Cao bạch chỉ là sản phẩm được chế biến từ dược liệu bạch chỉ bằng phương pháp nấu cao. Cao khô bạch chỉ là chế phẩm cao có dạng bột khô với độ ẩm thấp, chỉ dưới 5%. Ngoài cao khô, còn có một số dạng cao khác là cao lỏng, cao mềm và cao đặc.

Cao khô bạch chỉ là dạng cao được ứng dụng nhiều nhất do có thời gian bảo quản kéo dài và có thể sử dụng trong các sản phẩm sức khỏe với nhiều dạng bào chế khác nhau.

Quá trình sản xuất cao khô bạch chỉ bao gồm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Bạch chỉ sau khi được sơ chế làm sạch, chia nhỏ theo kích thước quy định sẽ được làm ẩm với một lượng dung môi (thường sử dụng dung môi là nước) theo tỷ lệ nhất định sau đó được nấu cao bằng thiết bị chuyên dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi nấu cao, bã dược liệu bạch chỉ sẽ được lọc bỏ thu lấy dịch cao. (mua bạch chỉ ở đâu)

Giai đoạn 2: Sau khi thu được dịch cao bạch chỉ, tiếp đến là quá trình cô đặc loại bỏ bớt lượng nước, sau đó sấy phun sương để tạo thành hạt với độ ẩm không quá 5%.

Nguyên liệu cao khô bạch chỉ Biogreen

Tên sản phẩm: Cao khô bạch chỉ, Xuất xứ: Việt Nam, Dạng bào chế: bột cao khô, Mô tả: bột mịn đồng nhất, Mùi vị: mùi vị đặc trưng của bạch chỉ, Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng, Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén, Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất, Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.


Bài viết khác cùng Box :